logo
Chuyên cung cấp các sản phẩm đóng gói | Giaiphapdonggoi.net
vi en

Vận đơn đường biển (B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc do đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi nhận hàng để xếp hoặc sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu. Hãy cùng Giaiphapdonggoi.net tìm hiểu về Bill of Lading là gì? Cũng như là cách phân loại và vai trò của vận đơn đường biển.

Mục Lục [Ẩn]


1. Bill of Lading là gì?

Bill of lading là gì

Bill of Lading là gì?

Bill of Lading (viết tắt là B/L) tiếng Việt là vận đơn đường biển - là một chứng từ pháp lý do người vận chuyển cấp cho người gửi hàng, nêu chi tiết về loại, số lượng và điểm đến của hàng hóa được chuyên chở. Vận đơn cũng đóng vai trò là biên lai gửi hàng khi người vận chuyển giao hàng tại một điểm đến xác định trước.

 B/L phải được thể hiện các thông tin về hàng hóa. Phải có chữ ký của người đại diện được ủy quyền của hãng tàu, người gửi hàng và người nhận.

Hãng tàu phải xác nhận các vấn đề như: phân loại vận đơn, số lượng kiện, trọng lượng, số lượng, người gửi hàng, tên người nhận hàng, tên cảng khởi hành và cảng đến, ngày khởi hành, chất lượng hàng hóa vận chuyển.

Vai trò của B/L là biên nhận hàng hóa để có thể đảm bảo rằng nhà xuất khẩu nhận được thanh toán từ phía nhà nhập khẩu. Và cũng làm bằng chứng thương mại hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng ngoại thương.

Trước khi giao hàng đơn vị vận chuyển không cần phải gửi tất cả các bản gốc. Việc đó sẽ giúp nhà xuất khẩu giữ quyền kiểm soát lô hàng, khi đã được nhà nhập khẩu hoàn thành việc thanh toán.

2. Chức năng của Bill of Lading và tại sao vận đơn lại quan trọng?

Chức năng của bill of lading

Chức năng của Bill of Lading

Bill of Lading có ba chức năng chính:

  • Đầu tiên, nó là chứng từ quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trong vận đơn.
  • Thứ hai, đó là biên lai cho các sản phẩm đã xuất xưởng.
  • Cuối cùng, vận đơn đại diện cho các điều khoản và điều kiện đã thoả thuận cho việc vận chuyển hàng hoá.

Tầm quan trọng của vận đơn nằm ở chỗ nó là chứng từ ràng buộc pháp lý cung cấp cho người vận chuyển và người gửi hàng tất cả các chi tiết cần thiết để xử lý chính xác một lô hàng. Điều này ngụ ý rằng nó có thể được sử dụng trong vụ kiện tụng, nếu cần thiết và tất cả các bên liên quan sẽ rất nỗ lực để đảm bảo tính chính xác của tài liệu. Về cơ bản, nó là bằng chứng vận chuyển không thể tranh cãi. Hơn nữa, vận đơn cho phép phân biệt các nhiệm vụ là một phần quan trọng trong cấu trúc kiểm soát nội bộ của công ty để ngăn chặn hành vi trộm cắp.

>> Cùng tìm hiểu về sản phẩm dây đai pp dùng đóng gói hàng hóa 

3. Phân loại vận đơn đường biển (B/L)

Phân loại vận đơn đường biển

Phân loại vận đơn đường biển (B/L)

Phân loại theo tính sở hữu có 3 loại:

  • Vận đơn đích danh (Straight B/L): hãng tàu chỉ giao hàng cho người mà có tên trên vận đơn này.
  • Vận đơn theo lệnh: Được ký hậu ở mặt sau tờ đơn.

To order of a named person: Giao hàng theo lệnh của người chủ hàng hoặc công ty.

To order of a issuing bank: Giao hàng theo lệnh của ngân hàng phát hàng. (Thanh toán L/C)

To order of shipper: Giao hàng theo lệnh của người gửi hàng.

  • Vận đơn vô danh (To bearer B/L): Loại này thì không ghi tên người nhận hàng, ai mà cầm vận đơn này đều sẽ trở thành chủ sở hữu.

Phân loại theo phê chú hàng hóa bao gồm 2 loại:

  • Clean Bill (Vận đơn sạch): Mô tả hàng hóa phía bên ngoài phù hợp để đi biển hoặc hàng hoá đảm bảo chất lượng.
  • Unclean Bill (Vận đơn không sạch): Mô tả hàng hóa phía bên ngoài không phù hợp để đi biển hoặc hàng hoá không đảm bảo chất lượng.

Phân loại theo tính pháp lý có 2 loại:

  • Original B/L (Vận đơn gốc): Loại này được ký bằng tay, có thể có hoặc không có dấu “Original”, giao dịch, chuyển nhượng được.
  • Copy B/L (Bản sao vận đơn): Đây là bản phụ của vận đơn gốc và không có chữ ký tay. Thường sẽ có dấu “Copy – Non negotiable ” và không khả năng giao dịch chuyển nhượng được.

Phân loại theo hành trình và phương thức vận chuyển bào gồm 3 loại:

  • Direct B/L (Vận đơn thẳng): Hàng hóa ở loại này sẽ được vận chuyển thẳng từ cảng bốc đến cảng dỡ hàng. Lô hàng hoá không phải chuyển tải.
  • Through B/L (Vận đơn chở suốt): Với loại này thì hàng hóa phải chuyển tải qua một con tàu trung gian.
  • Multimodal B/L (Vận đơn đa phương thức): Hàng hoá sẽ được vận chuyển theo phương thức “Door to door”. Kết hợp các phương thức khác như: bộ, thủy, hàng không, đường sắt.

Phân loại theo nhà phát hành có 2 loại như sau:

  • Master B/L (Vận đơn chủ): Do hãng tàu (đơn vị vận chuyển) phát hành cho Shipper hoặc Forwarder.
  • House B/L (Vận đơn nhà): Loại này do Forwarder cấp cho Shipper.

4. Nội dung của Bill of Lading

Nội dung của Bill of Lading

  • Names and addresses (Tên và địa chỉ): Tên và địa chỉ đầy đủ của cả người gửi và người nhận (người nhận hàng) phải rõ ràng và dễ tìm trên tài liệu.
  • Purchase orders or special reference numbers (Đơn đặt hàng hoặc số tham chiếu đặc biệt): Những số này có thể quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn hoặc là tham chiếu cần thiết để vận chuyển hàng hóa được phát hành để nhận hàng hoặc được chấp nhận khi giao hàng.
  • Special instructions (Hướng dẫn đặc biệt): Đây là nơi bạn sẽ lưu ý các hướng dẫn cho nhà cung cấp dịch vụ không phải là yêu cầu dịch vụ bổ sung như cửa nâng hoặc thông báo giao hàng.
  • Date (Ngày): Đây là ngày nhận hàng và có thể cần làm tham chiếu để theo dõi hàng hóa của bạn hoặc khi bạn đối chiếu hóa đơn vận chuyển.
  • Description of items (Mô tả mặt hàng): Người gửi hàng cần lưu ý số lượng đơn vị vận chuyển, kích thước và trọng lượng cũng như thông tin về chất liệu và cách trang trí của nó.
  • Packaging type (Loại bao bì): Lưu ý xem bạn có đang sử dụng thùng carton, thùng, pallet và / hoặc thùng phuy khi vận chuyển hay không.
  • NMFC freight class (Hạng vận chuyển của NMFC): Hạng vận chuyển có thể ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển của bạn. Các lô hàng vận chuyển được chia thành 18 loại dựa trên trọng lượng, kích thước, mật độ, khả năng lưu trữ, dễ xếp dỡ, giá trị và trách nhiệm pháp lý.
  • Department of Transportation hazardous material designation (Chỉ định vật liệu nguy hiểm của Bộ Giao thông vận tải): Các lô hàng nguy hiểm phải được trích dẫn rõ ràng và áp dụng các quy tắc và yêu cầu đặc biệt khi vận chuyển.

Trên đây là một số thông tin về Bill of Lading là gì? Cũng như là cách phân loại và vai trò của vận đơn đường biển mà giaiphapdonggoi.net đã cung cấp cho bạn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm bài viết khác cùng chuyên mục: