logo
Chuyên cung cấp các sản phẩm đóng gói | Giaiphapdonggoi.net
vi en

Dù cho bạn có là ai thì vẫn nên nắm rõ kiến thức về các loại hình doanh nghiệp. Kiến thức này sẽ giúp bạn có được bức tranh toàn cảnh về những mô hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Đối với những bạn có ý định startup thì càng không nên bỏ qua kiến thức này. 

Mục Lục [Ẩn]


1.Loại hình doanh nghiệp là gì?

Mỗi doanh nghiệp là mỗi tổ chức kinh tế hoạt động vì một mục tiêu nhất định. Tùy vào cá nhân, tổ chức sở hữu mà doanh nghiệp sẽ có cách hoạt động khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có hệ thống khác nhau, được xây dựng và phát triển theo quy định của pháp luật. Chỉ cần nhìn vào loại hình doanh nghiệp, người ta có thể biết được cơ cấu bộ máy, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp đó.

Loại hình doanh nghiệp là gì

2.Các loại hình doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam

Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển kinh tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng được phép mở rộng đa dạng loại hình hơn. Những loại hình doanh nghiệp tại nước ta hiện nay được thành lập dựa trên những tiêu chí nhất định được pháp luật ban hành. Mỗi loại hình sẽ có những điểm khác biệt, tùy vào mục đích và cách thức hoạt động. Việc đa dạng các loại hình doanh nghiệp cũng sẽ giúp thị trường cạnh tranh và phát triển hơn. 

Các loại hình doanh nghiêp hiện nay

Doanh nghiệp nhà nước

Đây là những doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước, nói cách khác thì đây là những doanh nghiệp do nhà nước sở hữu hoàn toàn hoặc một phần số vốn. Do đó, những doanh nghiệp này cũng sẽ chịu sự chi phối của chính phủ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nhà nước sẽ lo hết hay sẽ xảy ra hình thức bao cấp. Tại Việt Nam, những doanh nghiệp nhà nước vẫn tự phải chịu trách nhiệm về chi phí, về sản xuất và hưởng lợi theo mức vốn ban đầu.

Những doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam là: Tập đoàn Dầu khí Việt nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam,...

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp này do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Các công ty theo loại hình doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành chứng khoán, không xuất hiện sự góp vốn. 

Doanh nghiệp công ty cổ phần

Với loại hình doanh nghiệp này, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần. Những thành viên quản trị trong doanh nghiệp được gọi là cổ đông, toàn bộ cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến lợi nhuận và tài sản. Khác với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán.

Doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn

Đây là một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, bộ máy tổ chức cũng gọn. Với loại hình doanh nghiệp này, công ty có quyền phát hành trái phiếu và có thể huy động vốn. Loại hình doanh nghiệp này lại chia thành 2 loại nhỏ nữa: Công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Vốn chủ sở hữu của các loại doanh nghiệp

Doanh nghiệp công ty hợp danh 

Trong các loại hình doanh nghiệp, đây là loại hình đặc trưng nhất. Những người cùng hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh dưới một hãng sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến lợi nhuận, nợ, tài sản. Những công ty hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp hợp danh sẽ có những đặc điểm pháp lý riêng cần lưu ý.

Doanh nghiệp công ty liên doanh

Những doanh nghiệp này được thành lập dựa trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc ký kết hiệp định với nước ngoài, có vốn đầu tư nước ngoài. Việc thành lập các doanh nghiệp liên doanh có thể xem là hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam.

Hợp tác xã 

Loại hình doanh nghiệp hợp tác xã hiện nay không còn phổ biến nữa và ít khi thấy, tuy nhiên ở những năm 80 đây là loại hình phổ biến. Hợp tác xã sẽ triển khai các hoạt động kinh doanh, sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cho những hộ gia đình, cá nhân góp vốn. Hai hình thức hợp tác xã phổ biến là góp vốn và góp sức. 

Với nền kinh tế thị trường ngày nay, khi sự cạnh tranh càng ngày càng cao, lợi nhuận là thứ được ưu tiên thì mô hình hợp tác xã không còn được sử dụng nhiều, thậm chí đang dần biến mất. 

4. Các điều cần lưu ý khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho công ty

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho công ty là bắt buộc và rất cần thiết. Vậy làm sao để biết được trong các loại hình doanh nghiệp, đâu mới là loại hình phù hợp? Dưới đây là những tiêu chí cơ bản để “xét duyệt” xem công ty của mình phù hợp với loại hình nào.

  • Số lượng thành viên tham gia góp vốn: Mỗi loại hình sẽ quy định số lượng thành viên khác nhau. Với loại hình doanh nghiệp tư nhân thì chỉ một cá nhân thành lập, loại hình doanh nghiệp cổ phần thì yêu cầu ít nhất 3 thành viên,... 

  • Khả năng góp vốn: Tùy vào khả năng góp vốn và hình thức góp vốn bạn mong muốn mà chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Công ty cổ phần cho phép chuyển nhượng vốn cho cổ đông trong và ngoài công ty, tuy nhiên với doanh nghiệp tư nhân thì không được phép huy động vốn hay phát hành cổ phiếu.

  • Cơ cấu tổ chức: Nếu bạn muốn mô hình chỉ một cá nhân sở hữu và điều hành thì doanh nghiệp tư nhân là quyết định thích hợp nhất. Nếu bạn muốn tổ chức bộ máy hoạt động gồm nhiều thành viên thì doanh nghiệp công ty TNHH hoặc công ty cổ phần là lựa chọn phù hợp. Vì vậy, hãy xác định được bộ máy cơ cấu hoạt động sau đó hãy quyết định đến loại hình doanh nghiệp. 

Trên đây là những thông tin về các loại hình doanh nghiệp mà dân kinh doanh nên biết, mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về mô hình và cách thức hoạt động của các doanh nghiệp ngày nay.

Có thể bạn quan tâm: 

Mời bạn xem thêm các sản phẩm đóng gói của GIẢI PHÁP ĐÓNG GÓI nhé!!!