Các loại hàng hóa như đĩa, ly, tách, chén, bóng đèn, ảnh hay khung ảnh,… được làm bằng thuỷ tinh thì trong quá trình vận chuyển rất khó khăn nên cần phải đóng gói đúng cách, cẩn thận trước khi vận chuyển. Vì vậy, để có thể vận chuyển hàng hoá đảm bảo không bị hư hỏng khách hàng cần biết về cách đóng gói hàng dễ vỡ được giaiphapdonggoi.net chia sẻ dưới đây.
Mục Lục [Ẩn]
Hàng dễ vỡ là những loại hàng hóa dễ bị hư hỏng và đổ vỡ trong quá trình vận chuyển được sản xuất để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì điều đó mà khi đóng gói cần lưu ý những điều sau:
Hiện nay, có nhiều cách đóng gói hàng dễ vỡ khác nhau và cũng đồng thời có rất nhiều chất liệu bọc hàng rất tốt. Để đảm bảo hàng hoá dễ vỡ được an toàn khi đến tay của người nhận hoặc khách hàng thì bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn:
Chất liệu để đóng gói
Lưu ý, để thực hiện đúng cách đóng gói thì không nên lựa chọn giấy mỏng hoặc vải để đóng gói hàng hóa vì khả năng chịu lực của những vật liệu này rất kém sẽ có nguy cơ làm hàng hoá bị vỡ.
Trước khi đóng gói cần phải lựa chọn ra món đồ nào được bọc bằng túi xốp chống sốc (túi bóng khí gói hàng), có cần chèn thêm giấy chèn lót hay màng xốp hơi hay không.
Và các món hàng hoá cũng nên sắp xếp riêng lẻ tránh va đập vào nhau gây nứt, vỡ. Nhớ phải bọc chắc tay và kỹ lưỡng khi bảo quản.
Cuối cùng thì nên dùng băng keo trong để dán bên ngoài thùng (hộp) và không nên dùng chất liệu khác (dây thừng, vải,…) để buộc hàng hoá sẽ có khả năng lỏng mối khi vận chuyển.
Bát đĩa là những loại hàng hoá sang trọng và nhược điểm là chúng rất dễ vỡ nếu không cẩn thận. Chính vì thế để hạn chế rủi ro khi đóng gói bát đĩa cần thực hiện theo những bước sau:
Đóng gói bát đĩa
Để đóng gói ly tách thực hiện theo các bước sau:
Đóng gói ly tách
Với bóng đèn thì hơi phức tạp một chút. Chúng ta cũng làm theo các bước sau:
Bước 1: Gói bóng đèn bằng bịch nilon hoặc túi bóng khí.
Bước 2: Lấy khăn, vải hay màng xốp hơi xếp vào toàn bộ thùng carton có kích thước lớn hơn bóng đèn.
Bước 3: Đặt bóng đèn xuống rồi nhét thêm giấy chèn giup giảm khoảng trống.
Cách 1: Phân loại hàng hoá
Phân loại dựa trên kích thước của chúng rồi mới tính đến việc xếp hàng lên xe. Trong số đó, các loại hàng lớn sẽ được sắp xếp ở khu vực khác và các loại hàng nhỏ hơn sẽ để ở một khu vực khác.
Cách 2: Xếp hàng hoá lên xe một cách khoa học
Với những thùng carton giống nhau cùng kích cỡ thì chỉ cần xếp chúng lên xe theo từng loại hàng một cách nhanh chóng, ngay ngắn.
Nếu vận chuyển nhiều loại hàng hoá thì bạn cần chú ý đảm bảo an toàn thì nên xếp những thùng hàng lớn cồng kềnh trước rồi sau đó là các loại hàng hóa dễ vỡ.
Cách 3: Bảo quản hàng hoá dễ vỡ
Nếu hàng của bạn là những mặt hàng dễ vỡ thì phải dùng đến thùng xốp, giấy để đảm bảo an toàn. Khi được xếp lên xe phải được đặt để ở vị trí bằng phẳng, tránh bị vật khác đè lên và đặc biệt tránh va chạm trong khi vận chuyển hàng.
Trên đây là những thông tin về cách vận chuyển hàng dễ vỡ mà giaiphapdonggoi.net chia sẻ, hy vọng sẽ mang lại cho các bạn những điều bổ ích. Giaiphapdonggoi.net chúc bạn bạn đóng gói hàng hoá thành công!
Cùng xem thêm các bài viết liên quan khác: