logo
Chuyên cung cấp các sản phẩm đóng gói | Giaiphapdonggoi.net
vi en

Dev (developer) hay còn gọi là lập trình viên là cái tên không còn xa lạ trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cái nghề “nghe có vẻ oai” này cũng như những tính chất đặc thù của nghề. Theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn “dev là làm gì” và những điều ít ai biết về dev.

Mục Lục [Ẩn]


1. Dev là làm gì

Sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghệ đã sinh ra nhu cầu tuyển dụng vô cùng lớn đối với lĩnh vực IT. Dev là một trong những nghề thuộc IT luôn trong tình trạng “khát nhân sự”. Dev được hiểu là những kỹ sư ứng dụng, người sử dụng ngôn ngữ lập trình như Python, JavaScript, C, C++, C#,… để sáng tạo, xây dựng và bảo trì các chương trình, phần mềm, ứng dụng

.Dev là làm gì

Để tạo ra một phần mềm máy tính thì không thể nào thiếu dev. Họ chính là người “chỉ huy” và xử lý các đoạn mã lập trình để tạo ra những phần mềm hoàn chỉnh. Nếu không có dev thì sẽ không bao giờ có sự phát triển của ngành công nghệ phần mềm.

2. Dev sẽ làm những công việc cụ thể gì

Vậy khi là dev thì sẽ làm những công việc gì? Trên thực tế, dev có nhiều chuyên môn khác nhau, được phân chia ở các mảng như: lập trình Website, lập trình hệ thống, lập trình database, lập trình game, lập trình mobile. Nhiệm vụ chính của một dev, cơ bản sẽ xoay quanh việc: tạo ra phần mềm mới, nâng cấp và sửa chữa phần mềm có sẵn, nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. 

Để dễ hình dung hơn về “dev là làm gì”, dưới đây là khái quát sơ lược về công việc của một số dev.

Frontend Developer

Các lập trình viên Frontend là người chịu trách nhiệm cho giao diện của một trang web. Bên cạnh việc nắm rõ các ngôn ngữ lập trình, Frontend Dev còn phải sở hữu tư duy về UI/UX. Họ sẽ làm việc chặt chẽ với các designer hoặc Business Analyst. Qua đó, phân tích và cải thiện trải nghiệm người dùng trên website.

Backend Developer

Lập trình viên Backend là những người tập trung phát triển việc xây dựng các mã lập trình và ngôn ngữ phía sau máy chủ web. Những công việc chính là một Backend Dev thông thường là: đảm bảo các thông tin liên quan đến tài khoản của người dùng là hoàn toàn chính xác, kiểm soát trình tự được thực hiện trên trang web logic và không có sai sót, tối ưu hóa các phần chức năng của trang web.

Công việc của DEV

iOS Developer

Bên cạnh các lập trình viên website, sự ra đời của những kỹ sư tạo ra các ứng dụng trên thiết bị di động ngày một tăng cao. Các lập trình viên iOS chính là những kỹ sư đảm nhận trách nhiệm phát triển các phần mềm chạy trên hệ điều hành iOS của Apple. 

Android Developer

Android Developer là những người chịu trách nhiệm cho việc xây dựng, phát triển các ứng dụng, phần mềm chạy trên nền tảng Android. Ngoài các công việc điển hình nêu trên thì các Dev còn có nhiều các chuyên môn khác như: Python Developer, Full Stack Developer, DevOps Developer,…

3. Lộ trình phát triển của một dev

Lộ trình phát triển là một trong những điều được nhiều người băn khoăn khi hỏi về việc “dev là làm gì”. Nhìn chung, lộ trình phát triển của dev cũng bắt đầu từ Junior lên Senior. Ở mỗi vị trí, trách nhiệm cũng sẽ khác nhau và vị trí càng cao thì trách nhiệm càng nặng.

  • Junior Developer: Vị trí đầu tiên khi lựa chọn theo đuổi nghề dev. Tùy vào kinh nghiệm và khả năng học hỏi, bạn sẽ ở vị trí này trong khoảng 3 năm đầu tiên khi bước vào dev. 
  • Senior Developer: Vị trí này dành cho những người đã có kiến thức chuyên môn sâu và có thể lập trình những ứng dụng phức tạp. Ở vị trí này, bạn có thể đảm nhận vai trò điều hành và quản lý một nhóm nhỏ.
  • Leader Developer: Thông thường ứng viên ở vị trí này sẽ có từ 7 đến 10 năm kinh nghiệm trong nghề. Họ là những lập trình viên chuyên nghiệp, hiểu rõ từng ngõ ngách của việc lập trình và các công việc của các thành viên trong nhóm. Khi ở vị trí leader, ngoài kiến thức về chuyên môn, họ còn có kỹ năng về quản lý.
  • Mid-level Manager: Đây là vị trí mang trọng trách chỉ đạo, quản lý nhiều nhóm nhỏ. Một số công ty sẽ có những tên gọi khác cho vị trí này như Technical Product Manager, Product Owner.
  • Senior Manager: Đây là vị trí lãnh đạo cấp cao mà mọi dev đều mơ ước. Họ là những người điều phối tất cả các hoạt động lập trình sản phẩm, thiết lập các hướng dẫn, mục tiêu và đảm bảo mọi việc được thực hiện một cách hiệu quả. Đặc biệt, họ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm giám sát hiệu suất và kiểm soát ngân sách.

Lộ trình phát triển của DEV

4. Những tố chất cần có của người làm dev là gì?

Cũng như bất kỳ người làm ngành nghề nào khác, dev cũng cần những tố chất cần thiết. Những tố chất này sẽ quyết định việc bạn có thể làm tốt, sống lâu với nghề dev hay không.

  • Cẩn thận và tỉ mỉ: Lập trình cần phải tiếp xúc với nhiều con số và dữ liệu phức tạp. Nếu làm sai dù chỉ một chi tiết nhỏ sẽ khiến các dev mất rất nhiều thời gian và công sức.
  • Tư duy logic và sáng tạo: Để tạo được một sản phẩm đạt yêu cầu, các dev cần vận dụng sự sáng tạo để thiết kế và tư duy logic để sắp xếp các vấn đề.
  • Khả năng làm việc độc lập lẫn làm việc nhóm tốt: Mỗi dev sẽ đảm nhiệm các phần việc khác nhau và kết nối lại thành một sản phẩm hoàn thiện. Do đó, khi làm dev, bạn phải vừa có khả năng làm việc độc lập tốt, và vừa có kỹ năng làm việc đội nhóm tốt.

Những tố chất của 1 DEV

5. Những “cái khó” của một người làm dev

Dev là một nghề luôn trong trạng thái thiếu nhân sự, lương của một dev cũng cao hơn so với một số ngành nghề khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một người làm dev cũng sẽ phải đối diện với không ít khó khăn.

  • Dễ bị đào thải nếu không thường xuyên cập nhật kiến thức: Dev là nghề gắn liền với công nghệ mà công nghệ thì lại thường xuyên thay đổi và cập nhật. Chính vì thế, nếu không học hỏi liên tục thì sẽ khó mà trụ lâu với nghề dev.
  • Dự án gấp rút và thường xuyên OT: Nghề dev đa phần làm theo dự án là chính, khi dự án nào cần sản phẩm gấp thì một dev khó mà thoát khỏi việc phải OT (làm ngoài giờ). Khi ra mắt sản phẩm thì dù cho Thứ 7, Chủ nhật hay nghỉ lễ thì cũng phải tăng ca. 
  • Thường gặp các vấn đề sức khỏe về xương khớp: Tính chất công việc là lập trình nên phải ngồi máy tính cả ngày, do đó những người làm dev dễ gặp các vấn đề về xương khớp như đau lưng, căng cơ, thoái hóa cột sống,.. hơn người khác.

Dẫu khó nhưng nếu có đam mê và sự chăm chỉ thì việc phát triển lâu dài trong nghề dev là điều hoàn toàn có thể. Khi công nghệ ngày càng phát triển thì mảnh đất của những nghề thuộc lĩnh vực IT càng màu mỡ. Hiện nay, nghề dev nói riêng và những nghề thuộc IT nói chung luôn có mức lương thưởng thuộc mức cao. Vì vậy nếu bạn yêu thích làm dev thì đừng ngần ngại thử sức nhé!

Có thể bạn quan tâm: 

Mời bạn xem thêm các sản phẩm đóng gói của GIẢI PHÁP ĐÓNG GÓI nhé!!!