Hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến GDP. Tuy nhiên, có bao nhiêu người trong số chứng thực sự hiểu rõ về nó. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến GDP nhé!
Mục Lục [Ẩn]
GDP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “ Gross Domestic Product” nghĩa tiếng Việt là “ tổng sản phẩm quốc nội”. Hay nói một cách cụ thể, GDP là tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong ranh giới địa lý của một quốc gia trong khoảng thời gian xác định có thể là 1 quý, hoặc 6 tháng hoặc 9 tháng hay 1 năm.
GDP có tầm quan trọng trong việc quyết định nhiều vấn đề khác trong xã hội của chúng ta hiện nay.
GDP là yếu tố liên quan đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có nhiều cách để tính toán ra GDP dưới đây là một vài cách cho chúng ta tham khảo nhé!
Cách 1: Tính tổng chi tiêu (Phương pháp chi tiêu) là một trong những phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia.
Công thức: GDP = C + G + I + NX
Trong đó:
– C (Chi tiêu của hộ gia đình): Bao gồm tất cả các chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ của hộ gia đình.
– G (Chi tiêu của chính phủ): Là tổng chi tiêu cho giáo dục, y tế, an ninh, giao thông, dịch vụ, chính sách…
– I (Tổng đầu tư): Là tiêu dùng của các nhà đầu tư, bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị, nhà xưởng…
– NX: NX là cán cân thương mại, là “xuất khẩu ròng” của nền kinh tế. NX = X(xuất khẩu [export]) – M (nhập khẩu [import]).
Cách 2: Tính theo thu nhập (Phương pháp chi phí) Phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được áp dụng nhiều hiện nay.Chúng ta có thể áp dụng cách tính sau:
GDP = W + I + Pr + Ti + De
Trong đó:
W (Wage): tiền lương
I (Interest): tiền lãi
Pr (Profit): lợi nhuận
R (Rent): tiền thuê
Ti (Indirect tax): thuế gián thu ròng
De (Depreciation): phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định
Cách 3: Tính theo giá trị gia tăng cũng là phương pháp hữu hiệu để tính GDP hiệu quả hơn.
Tổng sản phẩm quốc nội = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu
Hoặc GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu
Giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế gồm có:
– Thu nhập của người sản xuất như tiền lương, tiền công, tiền hiện vật, tiền bảo hiểm, tiền công đoàn,…
– Thuế sản xuất gồm có thuế hàng hóa và các chi phí khác.
– Khấu hao tài sản cố định
– Giá trị thặng dư
– Thu nhập khác
Với định nghĩa GDP như vậy thì GDP mang ý nghĩa quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
>>GDP là thước đo phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, thể hiện sự thay đổi biến động của giá sản phẩm dịch vụ hàng hóa theo thời gian nhất định. GDP được xem là thước đo chính xác nhất cho những thước đo giá trị.
>>GDP bình quân đầu người cũng thể hiện được mức thu nhập trung bình của người dân từ đó phản ánh được toàn bộ chất lượng cuộc sống, mức sống của người dân của mỗi quốc gia mỗi hộ gia đình trong đất nước đó.
>>Chỉ số GDP giảm sẽ thể hiện sự suy thoái kinh tế, lạm phát và tình trạng trượt giá, thất nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người dân. Khi GDP ở mức thấp thì có nghĩa là nền kinh tế của nước đó đang gặp nhiều vấn đề vì vậy từ chỉ số GDP mà chính phủ có thể đưa ra những chính sách và biện pháp nhằm mục đích cải thiện và đưa nền kinh tế đi lên lại.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến GDP của một quốc gia những điển hình có 3 yếu tố ảnh hưởng điển hình như:
Dân số: GDP và dân số có mối quan hệ qua lại, căn cứ vào dân số để tính GDP bình quân đầu người. Dân số chính là lực lượng lao động tạo ra vật chất và cũng là đối tượng tiêu thụ sản phẩm – dịch vụ. Khi dân số càng đông thì mức đóng góp vào GDP sẽ được tính nhiều hơn.
FDI: Chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng tác động đến chỉ số GDP. Hình thức đầu tư dài hạn của nước ngoài bao gồm tiền bạc, vật chất, cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất. Nhưng nguồn đầu tư từ các công ty, tập đoàn nước ngoài cũng góp phần không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Giups giải quyết được vấn đề việc làm của nhiều người lao động chưa có việc làm.
Lạm phát: Lạm phát là sự mất giá trị của tiền tệ, giá cả leo thang, tăng lên liên tục theo thời gian. Lạm phát tăng quá mức sẽ dẫn tới việc khủng hoảng kinh tế nhưng bị ngộ nhận là GDP tăng.
Những kiến thức về GDP được cung cấp ở trên chắc anh giúp chúng có thêm nhiều cái nhìn mới cũng như hiểu biết về tác động của chỉ số GDP đối với nền kinh tế cũng như những yếu tố khác trong xã hội. Khám phá thêm nhiều thông tin hay và bổ ích chỉ có tại đây nhé! Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết này
Có thể bạn quan tâm:
Mời bạn xem thêm các sản phẩm đóng gói của GIẢI PHÁP ĐÓNG GÓI nhé!!!