logo
Chuyên cung cấp các sản phẩm đóng gói | Giaiphapdonggoi.net
vi en

Với hoạt động mua bán quốc tế, do khoảng cách địa lý, giá trị hàng hóa cao nên cần có các điều khoản hợp đồng rõ ràng để ràng buộc về mặt pháp lý. Vậy hợp đồng ngoại thương là gì? Hãy cùng Giaiphapdonggoi.net tìm hiểu nhé!

Mục Lục [Ẩn]


1. Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu được định nghĩa là thỏa thuận giữa người mua và người bán giữa hai quốc gia khác nhau, trong đó quy định người bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và người mua sẽ phải thanh toán tiền hàng. Tuân theo các điều khoản và điều kiện nhất định được viết ra trong một văn bản có chữ ký của cả hai bên.

  • Bên bán được gọi là nhà xuất khẩu và bán hàng cho bên kia để thu tiền về hàng hoá đó.
  • Người mua được gọi là người nhập khẩu, chuyển tiền cho người xuất khẩu và nhận hàng.

2. Các đặc điểm của hợp đồng ngoại thương

Các đặc điểm của hợp đồng ngoại thương

Các đặc điểm của hợp đồng ngoại thương

  • Các bên tham gia hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau (nếu các bên không có trụ sở thương mại thì căn cứ vào nơi cư trú).
  • Đối tượng là hàng hoá được chuyển giao hoặc được chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.
  • Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thực hiện ở các quốc gia khác nhau.

3. Phân loại hợp đồng ngoại thương

Phân loại hợp đồng ngoại thương

Phân loại hợp đồng ngoại thương

Phân loại theo thời gian thực hiện hợp đồng ngoại thương

  • Hợp đồng ngắn hạn: thường được ký kết trong thời gian tương đối ngắn và sau một lần thực hiện, hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.
  • Hợp đồng dài hạn: thường được thực hiện trong thời gian dài và trong khoảng thời gian đó giao hàng nhiều lần.

Phân loại theo nội dung kinh doanh của hợp đồng ngoại thương

  • Hợp đồng xuất khẩu: Là hợp đồng bán hàng hoá ra nước ngoài để thực hiện việc chuyển hàng hoá đó ra nước ngoài, đồng thời chuyển quyền sở hữu hàng hoá đó cho người mua.
  • Hợp đồng nhập khẩu: Là hợp đồng mua hàng hoá của nước ngoài sau đó đưa vào nước để tiêu dùng trong nước hoặc phục vụ sản xuất, chế biến trong nước.
  • Hợp đồng tái xuất khẩu: Là hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã được nhập khẩu từ nước ngoài trước đây chưa qua tái chế hoặc sản xuất trong nước.
  • Hợp đồng tái nhập khẩu: Là hợp đồng mua hàng hoá do nước mình sản xuất bán ra nước ngoài, chưa qua gia công ở nước ngoài.
  • Hợp đồng gia công xuất khẩu: Là hợp đồng mà bên trong nước nhập khẩu nguyên liệu của bên nước ngoài để lắp ráp, gia công, chế biến thành sản phẩm sau đó xuất khẩu sang nước đó, không tiêu thụ trong nước.

Phân loại theo hình thức hợp đồng

  • Hợp đồng bằng văn bản.
  • Hợp đồng miệng.
  • Hợp đồng theo hình thức mặc nhiên.

Tuy nhiên, hình thức viết vẫn được ưa chuộng vì nó có nhiều ưu điểm: an toàn hơn, toàn diện hơn và rõ ràng hơn.

>> Tham khảo thêm sản phẩm dây đai pet giá rẻ tại Đồng Nai 

4. Thông tin quan trọng về hợp đồng ngoại thương

Người soạn thảo hợp đồng ngoại thương cần lưu ý những thông tin sau:

Thông tin quan trọng về hợp đồng ngoại thương

Thông tin quan trọng về hợp đồng ngoại thương

  • Hợp đồng có số ngày (Các chứng từ sau đây dựa trên thông tin trên hợp đồng để soạn thảo).
  • Thông tin công ty của người bán và người mua (tên công ty, địa chỉ, thông tin liên hệ,…).
  • Subject (Chủ đề hợp đồng mua bán).
  • Description of the goods (Mô tả hàng hóa).
  • Đơn giá hàng hóa, tổng số lượng và tổng số tiền trong hợp đồng.
  • Package and shipment details (Đóng gói và giao hàng).
  • Discharging & Loading Port (Cảng dỡ hàng & xếp hàng).
  • Delivery date or delivery period (Ngày giao hàng hoặc thời hạn giao hàng).
  • Penalties of late shipment (Hình phạt do giao hàng trễ).
  • Điều khoản giao hàng Incoterms (Phải có).
  • Phương thức thanh toán (Thường là TTR và L/C)
  • Chứng từ được cung cấp từ nhà xuất khẩu. (Số bản gốc và bản sao sẽ được cung cấp, thời gian giao hàng cho nhà nhập khẩu).
  • Trường hợp bất khả kháng (Chiến tranh, cấm vận, thiên tai, đình công,...)..
  • Giải quyết tranh chấp (trọng tài hoặc kiện tụng).
  • Chữ ký của người mà có quyền lực cao trong doanh nghiệp (Thường là giám đốc).
  • Bản dịch hợp đồng (Nên sử dụng song ngữ, có quy định rõ ràng về việc sử dụng ngôn ngữ nào khi xảy ra tranh chấp).

Trên đây là mộ số thông tin về hợp đồng ngoại thương mà Giaiphapdonggoi.net cung cấp đến bạn. Hy vọng từ những thông tin này bạn sẽ hiểu biết sâu sắc về hợp đồng, các đặc điểm và điều khoản của nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình xuất nhập khẩu.

Tìm hiểu thêm bài viết liên quan: