logo
Chuyên cung cấp các sản phẩm đóng gói | Giaiphapdonggoi.net
vi en

Trong quá trình doanh nghiệp sử dụng hóa đơn để xuất bán hàng hóa hoặc dịch vụ nếu xảy ra sai sót mà doanh nghiệp chưa kê khai thì phải lập biên bản thu hồi hóa đơn theo quy định tại Thông tư 39/2014. Trong bài viết dưới đây Giaiphapdonggoi.net sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mẫu biên bản thu hồi hóa đơn nhé!

Mục Lục [Ẩn]


1. Khi nào thì chúng ta cần phải lập biên bản thu hồi hóa đơn?

Biên bản thu hồi hóa đơn GTGT là một loại chứng từ xác nhận hóa đơn GTGT đã lập trước đó có sai sót về nội dung, hình thức và mất hiệu lực so với hóa đơn GTGT đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn GTGT sẽ được lập trong trường hợp đã lập và giao hóa đơn GTGT cho người mua nhưng người bán chưa có giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ hoặc đã lập và giao cho người mua, bên bán và bên mua chưa kê khai thuế.

Khi nào thì chúng ta cần phải lập biên bản thu hồi hóa đơn?

Khi nào thì chúng ta cần phải lập biên bản thu hồi hóa đơn?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 20, Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính: “Trường hợp đã lập hóa đơn và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai thì phải hủy, người bán và người mua lập biên bản thu hồi liên của số hóa đơn đã lập sai ”.

Cũng theo Khoản 2 này, biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện lý do thu hồi hóa đơn. Người bán cần gạch bỏ các liên, giữ nguyên số hóa đơn đã lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.

Như vậy, theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì phải lập biên bản thu hồi trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp bên bán đã lập hóa đơn và đã giao cho bên mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà phát hiện sai sót.
  • Trường hợp bên bán đã lập hóa đơn và đã giao cho bên mua nhưng người bán và người mua chưa kê khai thuế thì phát hiện sai sót.

Lưu ý: Trường hợp hóa đơn bên bán đã lập và đã giao cho bên mua và đã giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, phát hiện sai sót thì sẽ không lập biên bản thu hồi hóa đơn. Lúc này, bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có văn bản thỏa thuận ghi rõ lỗi, người bán lập hóa đơn để sửa lỗi.

2. Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn

Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn mới nhất áp dụng cho năm 2021 xem tại file đính kèm tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 31/03/2014.

Hoặc là có một cách khác, bạn sẽ có thể tham khảo ngay mẫu biên bản thu hồi hóa đơn mới nhất, đúng quy định của pháp luật mà chúng tôi cập nhật dưới đây.

Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn

Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn

Tham khảo sản phẩm màng pe quấn pallet giá rẻ tại TP. HCM 

3. Những điểm cần lưu ý khi lập biên bản thu hồi hóa đơn

Khi chúng ta lập biên bản thu hồi hóa đơn, bạn cần lưu ý các điểm sau:

Những điểm cần lưu ý khi lập biên bản thu hồi hóa đơn

Những điểm cần lưu ý khi lập biên bản thu hồi hóa đơn

  • Ngày trên biên bản sẽ phải trùng với ngày trên hóa đơn mới.
  • Biên bản thu hồi hóa đơn phải ghi rõ lý do thu hồi, thiếu mục nào; rút số hóa đơn, ngày tháng, ký hiệu,...; cấp mới số, ngày, ký hiệu,...
  • Cuối cùng, sau khi người bán đã lập biên bản thu hồi hóa đơn, sau đó hai bên phải ký, ghi rõ họ tên người đại diện theo pháp luật và đóng dấu xác nhận vào biên bản thu hồi hóa đơn sau đó mới được xuất hóa đơn.

Trên đây là mẫu biên bản thu hồi hóa đơn và hướng dẫn cách viết. Như vậy, trong nội dung bài viết trên, chúng tôi đã cập nhật chủ đề tương ứng với nội dung chi tiết về đơn giản hóa việc thu hồi. Hy vọng những nội dung này sẽ giúp ích cho các cá nhân và tổ chức.

Tham khảo bài viết liên quan: