logo
Chuyên cung cấp các sản phẩm đóng gói | Giaiphapdonggoi.net
vi en

QC là một trong những nghề luôn “khát” nhân sự có chuyên môn cao. Tuy nhiên, ở VIệt Nam, nghề này vẫn còn chưa được biết đến quá phổ biến rộng rãi. Không khó hiểu khi nhiều người vẫn còn băn khoăn “QC là làm gì”. Nếu bạn có mong muốn và hứng thú muốn được biết thêm về nghề QC thì đây chính là bài viết dành cho bạn.

Mục Lục [Ẩn]


1. QC là làm gì?

Để tạo ra sản phẩm tốt, tất cả các doanh nghiệp đều cần những người kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm được duy trì hoặc cải thiện. Một quy trình sản xuất sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn thì không thể nào thiếu sự vắng mặt của QC (Quality Control). Nhân viên QC là những người được đào tạo để kiểm tra và bảo đảm các sản phẩm và thử nghiệm đều được đạt chuẩn.

Cũng liên quan đến kiểm soát chất lượng nên nhiều người thường nhầm lẫn vai trò của nhân viên QA (Quality Assurance) với nhân viên QC. Không ít người khi tìm hiểu “QC là làm gì” dễ đánh đồng công việc của QA và QC là như nhau, dẫn đến hiểu sai về nghề QC. Hiểu theo cách đơn giản nhất thì:

  • Nhân viên QC sẽ là kiểm tra các công đoạn của quy trình sản xuất sao cho đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng được định sẵn.

  • Nhân viên QA sẽ là người xây dựng và đảm bảo quy trình sản xuất đạt chuẩn từ đầu đến cuối.

Với thời đại phát triển ngày nay, nhu cầu về hàng hóa càng tăng, con người càng đặt ra những yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn. Sản phẩm muốn được lưu hành trên thị trường phải qua nhiều bước kiểm định, phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng được đề ra. Do đó, nếu thiếu vắng những nhân viên kiểm tra chất lượng thì khó mà đảm bảo quy trình sản xuất được vận hành trơn tru, sản phẩm làm ra cũng khó đạt được chất lượng cao.

Qc là làm gì

2. Nhiệm vụ của nhân viên làm QC là gì?

Vậy cụ thể hơn nhiệm vụ chính của người làm QC là gì? Trên cơ bản, người làm QC sẽ có những nhiệm vụ chính sau đây:

  • Đảm bảo quy trình sản xuất được tốt nhất: Người làm QC cần phải phân tích, lựa chọn, lọc ra các lỗi trong quá trình sản xuất. Từ đó, kịp thời đưa ra giải pháp để tạo ra được các sản phẩm có đầu ra đạt tiêu chuẩn.

  • Phân tích: Việc tìm ra những lỗi sai là vai trò thường thấy của một QC. Họ sẽ điều tra, lập báo cáo và kiến nghị sửa chữa. Do đó những nhân viên QC luôn phải là người có chuyên môn và kiến thức vững, nếu phân tích sai thì có thể ảnh hưởng đến cả một quy trình sản xuất.

 

  • Thấu hiểu sản phẩm: Một nhân viên QC không chỉ làm việc với nhân công và bộ máy sản xuất mà còn cần phải làm việc trực tiếp với khách hàng. Vì vậy, một QC chuyên nghiệp luôn phải hiểu rõ sản phẩm và yêu cầu của thị trường.

Nhiệm vụ của nhân viên QC

3. Những vị trí công việc của nhân viên QC là gì?

Việc tìm hiểu các vị trí công việc của QC sẽ giúp ta hiểu rõ “QC là làm gì” . Mỗi vị trí khác nhau, mỗi vị trí sẽ đảm nhận công việc riêng biệt:

  • IQC: Đây là người sẽ kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào, giải quyết những vấn đề về chất lượng nguyên vật liệu trong quá trình sử dụng, làm việc với các đối tác và những bên cung ứng vật liệu,...

 

  • PQC: Đây là nhân viên kiểm tra chất lượng của quy trình sản xuất, họ chính là người theo dõi quá trình làm việc của nhân công, làm việc trực tiếp với khách hàng,...

  • OQC: Đây là vị trí chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng sản phẩm, thu thập các sản phẩm lỗi và yêu cầu sửa chữa,...

Những tố chất của một người làm qc

4. Những tố chất một người làm QC cần có là gì?

QC là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp kinh doanh mọi lĩnh vực. Với những vai trò và trách nhiệm quan trọng thì việc lựa chọn một QC “chất lượng cao” luôn là điều các doanh nghiệp tìm kiếm. Vậy để trở thành một người làm QC thì bạn cần có những tố chất gì?

  • Bình tĩnh trước mọi sự cố: Quy trình sản xuất sẽ luôn gặp phải nhiều sự cố, vì vậy bạn cần phải luôn bình tĩnh và tỉnh táo để xử lý kịp thời các sự cố và đưa ra giải pháp tốt nhất.

  • Luôn kiên nhẫn: Nhân viên QC sẽ phải đối mặt với những áp lực lớn đến từ sự cố phát sinh, nhân công, sếp, khách hàng sẽ khiến QC. Sự kiên nhẫn sẽ giúp bạn chống chọi với mọi áp lực và trụ lâu với nghề hơn.

  • Giao tiếp tốt: Việc gặp mặt, làm việc thường xuyên với khách hàng lẫn công nhân đòi hỏi QC phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Nhờ đó sẽ giúp QC dễ dàng làm việc và trao đổi ý kiến với mọi người. 

  • Có khả năng quản lý: Quản lý ở đây bao gồm con người, thời gian. Nhân viên QC cần phải điều phối, giám sát và điều hành mọi hoạt động của công nhân, quản lý thời gian để theo kịp tiến độ đề ra.

Áp lực là chuyện thường thấy với một QC chuyên nghiệp. Việc rèn luyện cho mình những tố chất này sẽ giúp QC đối mặt với áp lực dễ dàng hơn. Mong rằng bài viết này đã cung cấp một bức tranh tổng thể nhất về nghề QC, giúp bạn có được câu trả lời chính xác cho “QC là làm gì”. 

Có thể bạn quan tâm: 

Mời bạn xem thêm các sản phẩm đóng gói của GIẢI PHÁP ĐÓNG GÓI nhé!!!